Friday, April 16, 2010

QLVNCH


Lãnh thổ VNCH được chia thành bốn vùng chiến thuật và một biệt khu thủ đô. Tính tới ngày ký hiệp định ngưng bắn tháng 2-1973 tại Paris, QLVNCH có 220.000 Chủ-Lực quân gồm mười một sư đoàn Bộ Binh, mang số 1,2,3,5,7,9,18,21,22 và 25. Ngoài ra còn có hai sư đoàn Tổng Trừ Bị là SD.Nhảy Dù và SD.Thuỷ Quân Lục Chiến, mười lăm liên đoàn Biệt Ðộng Quân (quân số mỗi liên đoàn tương đương với một trung đoàn Bộ Binh, gồm 3 tiểu đoàn và một đại đội trinh sát) và liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù thuộc binh chủng Lực Lượng Ðặc Biệt.

+ CÁC QUÂN BINH CHỦNG YỂM TRỢ :

- PHÁO BINH : Gồm 66 tiểu đoàn và 164 trung đội pháo biệt lập, với 1.492 khẩu pháo đủ loại (105-155-175 ly) và bảy tiểu đoàn pháo binh phòng không.

-THIÊT GIÁP : Gồm 22 thiết đoàn và 51 chi đoàn thiết giáp biệt lập, sử dụng 2074 xe bọc sắt đủ loại như M113,114 thiết vận xa và chiến xa M41, 48.

-KHÔNG QUÂN : Có 6 sư đoàn chiến thuật với quân số cơ hữu trên 41.000 người, được phân phối như sau : Sư Ðoàn 1 Không Quân ở Ðà Nẳng, SD 2- Không Quân ở Nha Trang, Sư Ðoàn 3 Không Quân ở Biên Hòa, Sư Ðoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ, Sư Ðoàn 5 Không Quân ở Sài Gòn và Sư Ðoàn 6 Không Quân-Pleiku. Không Quân có 66 Phi Ðoàn gồm 22 Phi Ðoàn Chiến Ðấu với 510 phi cơ đủ loại, trong số này có 30 chiếc phản lực cơ tối tân F.5E. Ngoài ra còn 25 Phi Ðoàn Trực Thăng Võ Trang với 900 chiếc, năm Phi Ðoàn Vận Tải với 80 phi cơ từ C47,Dakota,C123,C130 và mười bốn phi đoàn Trinh Sát với 360 trinh sát cơ.

Binh chủng Không Quân có Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Không Quân tại Nha Trang rất nổi tiếng. Sau ngày 30-4-1975, chỉ có 172 phi cơ đủ loại của KQ.VNCH bay sang đươc Thái Lan và một số ít trực thăng, bay ra các chiến hạm Mỹ tại Biển Ðông.

- HẢI QUÂN : Tính đến năm 1975 quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên có 83 chiến hạm đủ loại.

Hải quân có bốn Lực Lượng Ðặc Nhiệm thuộc Hành Quân Lưu Ðộng Sông : Lực Lượng 211 Thủy Bộ, Lực Lượng 212 Tuần Thám, Lực lượng 214 Trung Ương và Lực Lượng 99 Ðặc Nhiệm.

Ngoài ra còn có Lực Lượng 213 Duyên Phòng, Liên Ðoàn Tuần Giang, 28 Duyên Ðoàn, 20 Giang Ðoàn Xung Phong, 3 Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, trong đó Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang dành cho các Sĩ Quan Hải Quân

- CƠ CẤU TIẾP VẬN : Gồm năm Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận tại các Quân Khu, riêng Vùng II có 2 cơ cấu tiếp vận, BCH2 đóng tại Qui Nhơn và BCH5 đóng tại Nha Trang, sau đó dời về bán đảo Cam Ranh khi Mỹ rút về nước.

Tổng Cục Tiếp Vận đóng tại Sài Gòn, gồm các cơ cấu như Cục Quân Y, Quân Vận, Quân Cụ, Truyền Tin, Quân Bưu và Công binh. Tất cả có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho các quân binh chủng cũng như các Tiểu Khu, Quân Trường.

Ngoài các lực lượng chính quy trên, còn có thêm 140.000 Ðịa Phương Quân, được tổ chức thành 367 Tiểu Ðoàn và 85 Ðại Ðội Biệt Lập. Tất cả các đơn vi Ðịa Phương Quân được đặt dưới quyền sử dụng của Tiểu Khu Trưởng, Chi Khu Trưởng.

Từ sau Tết Mậu Thân 1968, nhiều quân nhân Bộ Binh cũng như các đơn vị tổng trừ bị, được thuyên chuyển vì lý do gia cảnh về nguyên quan. Do đó, nhiều Tiểu Ðoàn Ðịa Phương Quân tại Quảng Nam, Bình Thuận,Bình Tuy, Long Khánh, Hậu Nghĩa,Chương Thiện, Long An.. đã chiến đấu kiêu dũng, hào hùng không thua kém bất cứ một đơn vị nào của QLVNCH.

+ CÁC QUÂN TRƯỜNG VÀ ÐẠI ÐƠN VỊ NỔI TIẾNG CỦA QLVNCH :

- SƯ ÐOÀN NHẢY DÙ : Là một trong những đại đơn vị hàng đầu và kiêu hùng của QLVNCH. Binh chủng Nhảy Dù rất có kỷ luật, kỷ cương nên được sự mến mộ của đồng bào Miền Nam trong suốt cuộc chiến. Ðơn vị này chính thức được thành lập ngày 29-9-1954, khi Pháp giao lại cho Quân Ðội VNCH Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù (6A-P3), gồm các Tiểu Ðoàn 1, 3,4,5,6,7 do Thiếu Tá Ðổ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng.

Ngay khi trở thành đơn vị chiến đấu nòng cốt của VNCH, Nhảy Dù đã nhập cuộc đánh tan lực lượng phản loạn của Bình Xuyên tại Sài Gòn-Chợ Lớn, cuối cùng tiêu diệt chúng tại sào huyệt ở tận Rừng Sát (Phước Tuy). Ngày 26-10-1959, Nhảy Dù được nâng từ Liên Ðoàn lên Lữ Ðoàn và do Trung Tá Nguyễn Chánh Thi làm Lữ Ðoàn Trưởng.

Do nhu cầu cuộc chiến càng lúc càng sôi động và leo thang, kể từ ngày 1-2-1965, lần nữa Nhảy Dù lại được nâng lên cấp Sư Ðoàn với đầy đủ các cơ cấu trực thuộc, từ đơn vị tác chiến tới yểm trợ. Sư Ðoàn có ba Lữ Ðoàn tác chiến, ba Tiểu Ðoàn Pháo Binh Dù, Một Tiểu Ðoàn Công Binh, Một Tiểu Ðoàn Quân Y, Các Ðại Ðội Trinh Sát, Ðiện Tử, Kỹ Thuật. Từ năm 1965 tới 1972, Trung Tướng Dư Quốc Ðống là Tư Lệnh Nhảy Dù. 1972 tới cuối tháng 4-1975, Tư lệnh Nhảy Dù là Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng.

Vào những ngày tháng 4-1975, Sư Ðoàn Dù thành lập thêm Lữ Ðoàn 4 Nhảy Dù, do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Ðoàn Trưởng. Chính Ðơn Vị này, đã cùng với Chiến Ðoàn 3, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, đánh những trận cuối cùng tại vùng ven đô và ngay trong thành phố Sài Gòn, giống như các chiến sĩ của SD18BB tại Xuân Lộc do Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy, làm vỡ mật quân xâm lăng Bắc Việt trước khi Miền Nam bị sụp đổ.

- SƯ ÐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN : Từ ngày thành lập cho tới khi rã ngủ, binh chủng TQLC đã cùng với Nhảy Dù, Biệt Cách và Biệt Ðộng Quân, vẫy vùng khắp bốn vùng chiến thuật và các mặt trận ngoại biên.

Chính các điạ danh Ðầm Dơi (An Xuyân), thành phố Huế, quốc lộ 9 và nhất là Cổ Thành Ðinh Công Tráng (Quảng Trị).. đã đưa tên tuổi người lính TQLC/VN vào quân sử, hãnh diện đứng ngang hàng với các quân binh chủng thiện chiến nhất trên thế giới.

Binh chủng TQLC được chính thức thành lập vào tháng 10-1954, với quân số nồng cốt được tuyển chọn từ mọi binh chủng như Hải quân, Bộ binh và Biệt Kích. Với quân số ban đầu chừng 2400 người, TQLC thành lập Tiểu Ðoàn 1 và các Ðại Ðội Biệt Lập. Chính Tiểu Ðoàn 1/TQLC vào năm 1959, khi được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, giao cho trọng trách trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Nhờ vậy đơn vị này mới có cơ hội đánh đuổi Hải Quân Trung Cộng tới chiếm quần đảo trên, khi Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng, ký bán lãnh thổ VN cho Tàu vào năm 1958.

Từ đầu năm 1961, TQLC được tăng quân số lên 3321 người chia thành bốn Tiểu Ðoàn và các đơn vị yểm trợ, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 1-1-1962 được nâng thành Lữ Ðoàn có quân số 5483 người. Trong dịp Việt Nam hoá chiến tranh, TQLC được nâng thành Sư Ðoàn hơn 11.000 người, từ năm 1969 tới khi tan hàng. Tư lệnh cuối cùng của binh chủng là Thiếu tướng Bùi Thế Lân.

- BIỆT ÐỘNG QUÂN : Trong các đơn vị tổng trừ bị của QLVNCH, binh chủng Biệt Ðộng Quân bị thiệt thòi nhất, từ cơ cấu tổ chức cho tới vấn đề biệt phái xử dụng. Nguyên do vì BDQ không có Bộ Tư Lệnh mà chỉ có Bộ Chỉ Huy, qua các vị Chỉ Huy Trưởng như Thiếu Tá Phan Trong Chinh, Ðại Tá Lam Sơn, Ðại Tá Phan Xuân Nhuận, Ðại Tá Trần Văn Hai, Ðại Tá Trần Công Liễu và Thiếu Tướng Ðổ Kế Giai. Những ngày cuối cùng tháng tư đen, BDQ được nâng thành Sư Ðoàn .


BDQ được thành lập năm 1960, là một binh chủng biệt động cảm tử, nên được sử dụng tối đa trong các cuộc hành quân trực thăng vận, nhảy vào tận sào huyệt của VC, tại căn cứ hậu cần và mật khu khắp bốn vùng chiến thuật. Từ ngày thành lập tới khi rã ngủ, BDQ có 15 Liên Ðoàn gồm 45 TD chiến đấu.

BDQ có hai trung tâm huấn luyện tâi Trung Hòa (Củ Chi-Hậu Nghĩa) và Dục Mỹ (Khánh Hòa). Ðây chính là lò luyện thép, huấn luyện tân binh cùng với các khoá học về Rừng Nuí Sình Lầy-Biệt Ðộng, cho các cấp Hạ Sĩ quan và Sỉ Quan/QLVNCH.

Trong suốt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1960-1975), dân chúng sống ở Vùng 4 Chiến Thuật, không ai là không biết tới uy danh lừng lẫy của những Con Cọp, thuộc các Tiểu Ðoàn 41,42,43 và 44 BDQ. Năm 1967, Tiểu Ðoàn 37 BDQ là đơn vị duy nhất của QLVNCH, được biệt phái cho Hoa Kỳ, để trấn giữ căn cứ Khe Sanh. Trong suốt thời gian chiến đấu, TD này đã giữ vững phòng tuyến, dù bị bắt làm tiền đồn và bị cọng sản tấn công biển người. Sự kiện trên, đã làm cho các quân nhân Hoa Kỳ thêm kính nể QLVNCH. Ngoài ra, hai Tiểu Ðoàn 21 và 39 BDQ thuộc Liên Ðoàn 1/BDQ cũng là những đơn vị thiện chiến nhất của binh chủng, làm rạng rỡ màu mủ nâu, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và tại mặt trận Sa Huỳnh (Quảng Ngải) năm 1973. Riêng TD 43 BDQ là đơn vị cuối cùng, tử thủ tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tới trưa 30-4-1975, mới buông súng rã ngũ khi có lệnh bắt đầu hàng.

Từ năm1966 binh chủng BDQ cải tổ và thành lập các Liên Ðoàn, đặt trực thuộc Quân Ðoàn. Ngày nay khi nhớ về binh chủng, những quân nhân các cấp của BDQ luôn hãnh diện vì đã làm xong trách nhiệm đời trai. Nhiều cấp chỉ huy của binh chủng, đã đi vào quân sử như Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Võ Vàng, Thiếu Tá Trần Ðình Tự..

- LỰC LƯỢNG ÐẶC BIỆT : Chính thức thành lập từ năm 1957 cho tới ngày 1-1-1963, binh chủng LLDB thuộc Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống, gồm ba cơ cấu : Sở Bắc (sau đổi thành Nha Kỹ Thuật), Sở Nam (sau đổi thành Sở Liên Lạc) và Các Toán Lực Lượng Ðặc Biệt.

Sở Bắc đặc trách chiến lược tình báo ngoài lãnh thổ VNCH. Sở Nam trách nhiệm tình báo trong nước. Các Toán LLDB còn được gọi Biệt Kích hay Biệt Cách. Ðây là những đơn vị cảm tử, chuyên hoạt động sâu trong vòng địch đóng, không được quân bạn yểm trợ, nên mọi trường hợp nguy cấp, người Biêt Kích Quân, phải tự mưu sinh để sống còn. Từ năm1966, Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ lực lượng Dân Sự Chiến Ðấu (Mike Forces) cho Bộ Tư Lệnh LLDB/VN.

Là một binh chủng đặc biệt trong chiến tranh qui ước, nên quân số LLDB đã có lúc lên tới 36.000 người, bao gồm 66 Trại Lực Lượng Ðặc Biệt, nằm rải rác dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Ðây chính là những chướng ngại vật của cộng sản Bắc Việt, trên đường xâm nhập vào lãnh thổ VNCH. Vì vậy từ năm 1965 về sau, nhiều trận đánh đẫm máu giữa bộ đội Hà Nội và LLDB tại Pleiku, Ben Het, Ðức Cơ, Dakto, Ðồng Xoài, Lộc Ninh, Tống Lê Chân, Kàtum, Bến Sỏi..

Bắt đầu từ năm 1970, các trại LLDB tại vùng biên giới bị giải tán, nên Biệt Kích Quân tại đây được chuyển sang Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Riêng quân số của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta và Tiểu Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, được nhập chung thành Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, trực thuộc Phòng 3 Bộ TTM.

Những ngày cuối tháng 4-75 của đất nước, Chiến Ðoàn 3/ LD81 BCD của Thiếu Tá Phạm Châu Tài về bảo vệ Bộ TTM, đã tiêu diệt nhiều tăng pháo của Bắc Việt tại Ngã Tư Bảy Hiền, Bệnh Viện Vì Dân, Lăng Cha Cả Sài Gòn. Hai câu thơ bất hủ của một cô giáo, bị kẹt lại trong Mặt Trận An Lộc vào năm 1972, đã nói lên tinh thần quyết chiến và sự hy sinh tột cùng của người chiến sĩ Lực Lượng Ðặc Biệt :

‘ An Lộc Ðịa ố Sử ghi chiến tích

Biệt Cách Dù ố Vị Quốc vong thân . ‘

- TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA ÐÀ LẠT : Chính thức được thành lập tại Huế năm 1948, với nhiệm vụ đào tạo các sĩ quan trung đội trưởng. Năm 1950 trường di chuyển lên cao nguyên Ðà Lạt và đổi tên là Trường Võ Bị Liên Quân. Ngày 29-7-1959, Bộ Quốc Phòng ban hành Nghị Ðịnh số 317, cải tổ cơ sở huấn luyện trên thành một Trường Cao Ðẳng chuyên nghiệp. Theo đó các sĩ quan tốt nghiệp , ngoài căn bản quân sự vững chắc, còn có trình độ văn hóa tương đương với bậc đại học. Nhưng dù lý thuyết là thời gian thụ huấn phải đủ bốn năm và trình độ sinh viên được nhập khóa, phải có chứng chỉ Tú Tái Phần 2-ban A-B, nhưng thực tế các khóa học, cũng không đồng nhất và hoàn toàn tuỳ theo hoàn cảnh.

Do đó, từ khóa 1 tới khóa 11 phụ, thời gian học chỉ trên một năm.

Từ khóa 12 tới khóa 22A năm 1965, thời gian thụ huấn từ 1 năm rưởi ố 3 năm.

Bắt đầu khóa 22B (20-11-1965) cho tới khóa 27, thời gian thụ huấn đúng 4 năm.

Kháo 28 chỉ học 3 năm rưởi.

Khóa 29 học 2 năm rưởi.

Khoá 30 cuối cùng, nhập học ngày 31-1-1974, tới đầu tháng 4-1975, di tản về học chung với Trường Bộ Binh Thủ Ðức, được di chuyển tới Long Thành (Biên Hòa) và tan hàng. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trường Võ Bị là Trung Tá Chaix (1949) và cuối cùng là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.

Tọa lạc trên dãy đồi hùng vỷ của cao nguyên Lâm Viên, ngất ngưởng giữa trời xanh lộng gió, Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt bề thế, với lối kiến trúc tân kỳ, gồm đủ các phòng ốc, thư viện và phòng thí nghiệm. Tất cả do nhà thầu Hoa Kỳ đảm trách, đưa ngôi trường lên địa vị ngang hàng với các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á, cũng như trường Võ Bị West Point của Mỹ.

Những thanh niên thời đại của Miền Nam VN trong cơn ly loạn, ai nấy đều ao ước được trở thành Sĩ Quan Ðà Lạt, nhưng một số không toại nguyện vì sau này, điều kiện nhập học rất khó khăn. Sinh viên ngoài việc phải có chứng chỉ Tú Tài Phần 2-AB, còn phải qua một kỳ thi tuyển. Với các thiếu nữ VN, thì rất hãnh diện khi được sóng đôi với người yêu, trong bộ lễ phục Gabardine mùa đông, có màu Jasper với huy hiệu của Trường, trên cầu vai đỏ và nón két. Từ năm 1948 cho tới khi Miền Nam bị sụp đổ, Trường Võ Bị đã đào tạo được 4600 sĩ quan. Nhiều người được thăng cấp tướng, giữ các chức vụ then chốt trong quân đội cũng như các cơ cấu của chính phủ.

- TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ÐỨC : Từ tháng 10-1951, để đáp ứng nhu cầu chiến trường, hai trung tâm đào tạo sĩ quan trừ bị được thành lập tại Nam Ðịnh (Bắc Phần) và Thủ Ðức (Nam Phần). Chính khóa 1 SQTB đã được khai giảng cả hai nơi kể trên.

Ðể thống nhất việc giảng dạy, đầu năm 1952 trung tâm Nam Ðịnh được sáp nhập vào Thủ Ðức . Ngôi trường tọa lạc trên dãy đồi thấp thuộc xã Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Ðịnh. Từ đó trường liên tục được xây cất và chỉnh trang, trở thành một trong những trường Võ Bị, đẹp và lớn nhất vùng Ðông Nam Á.

Cuối năm 1955 trường Bộ Binh Thủ Ðức trở thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức, vừa đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị Bộ Binh, vừa huấn luyện chuyên môn cho các binh chủng như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin , Quân Nhu, Quân Cụ và Quân Vận. Từ sau tháng 10-1961, phần lớn các trường chuyên môn được dời tới các địa điểm mới nhưng danh xưng Liên Trường vẫn còn được xử dụng, vì vẫn có ba trường hiện diện : Trường Bộ Binh-Trường Thiết Giáp ốTrường Võ Thuật Thể Dục Quân Sự.

Chương trình huấn luyện cho sinh viên sĩ quan Thủ Ðức gồm hai giai đoạn. Bắt đầu từ khóa 6 trở về sau, sinh viên tốt nghiệp mang cấp bậc Chuẩn uý trừ bị. Từ tháng 2-1969 cho tới ngày 30-4-1975, trung tâm trở lại danh xưng cũ ‘ Trường Bộ Binh Thủ Ðức ‘.Sau 24 năm hoạt động, trường đã đào tạo được 69 khóa Sĩ Quan trừ Bị, với 80.000 Sĩ Quan. Trong số này nhiều người đã trở thành tướng lãnh rất có tên tuổi như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh QÐ1), Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư Lệnh QÐ4), Thiếu Tướng Bùi Thế Lân (Tư Lệnh TQLC, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giam Ðốc CSQG)à

Ngày 27-4-1975, trường từ Long Thành dời về Thủ Ðức tại địa điểm cũ ở đồi Tăng Nhơn Phú. Sáng 30-4-1975, xe tăng T54 của cọng sản Bắc Việt tấn công trường nhưng cả 4 chiếc đều bị sinh viên sĩ quan tiêu diệt bằng đại bác 105 bắn trực xạ cũng như M72 và lựu đạn lân tinh.

- TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG : Tọa lạc tại đường Duy Tân Nha Trang, chính thức khai giảng từ tháng 8-1952 nhưng phải tới tháng 7-1955, trường mới thuộc chủ quyền hoàn toàn của VNCH.

Muốn được theo học, các sinh viên Hải Quân phải có Chứng chỉ Tú Tài 2-Ban B. Thời gian thụ huấn là 2 năm, về văn hóa sinh viên có trình độ tương đương bậc đại học. Ra trường, tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân.

Do nhu cầu chiến trường, từ năm 1962-1968 sinh viên HQ chỉ học 18 tháng. Bắt đầu khóa 18 cho tới khóa cuối cùng là 26, sinh viên học đủ 2 năm. Suốt thời gian hoạt động, trường đã đào tạo được 2538 Sĩ Quan Hải Quân và 15.050 Chuyên viên Ngành HQ. Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của trường là Phó Ðề Ðốc Nguyễn Thanh Châu (16-1-1973 tới 1-4-1975).

- LIÊN ÐOÀN NGƯỜI NHÁI : Nếu trên bộ có Biệt Kich-Biệt Cách, thì dưới nước có Người Nhái. Họ là những thanh niên thời đại, sống bằng lý tưởng nên xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, khi được giao phó những nhiệm vụ đặc biệt vô cùng nguy hiểm như ngăn chống lại Ðặc Công Thủy của Bắc Việt, vớt mìn, gở thủy lôi, cứu tù binh..

Ðược thành lập từ năm 1961, với danh xưng là ‘ Liên Ðội Người Nhái’ được huấn luyện tại Ðài Loan. Bắt đầu từ tháng 10-1962, Người Nhái Mỹ ( Seal West Coast ), phụ trách huấn luyện cho Người Nhái VNCH, tại các Trung Tâm Cát Lái, Nha Trang, Cam Ranh và Vũng Tàu. Muốn trở thành Biệt Hải, Người Nhái.. các quân nhân phải trải qua nhiều khóa huấn luyện gian khổ, giống như sự đào tạo một Ðiệp Viên Ngoại Hạng, trong chiến tranh nhà nghề. Do đó Người Nhái biết sử dụng tất cả cac loại vũ khí của Tây Phương cũng như Khối Cọng Sản, biết cách hoạt động, mưu sinh cũng như đào thoát , vì địa bàn hoạt động bao giờ cũng nằm sâu trong đất địch, không có quân bạn và yểm trợ. Thời gian huấn luyện của Người Nhái là 16 tuần, kể cả 10 tuần lễ Ðịa Ngục. Từ năm 1972 về sau, quân số Người Nhái tăng lên 600 người và trở thành Liên Ðoàn Người Nhái , gồm các Toán Hải Kích, Biệt Hải, Tháo Gỡ Ðạn Dược, Trục Vớt, Phòng Thủ Hải Cảng. Có tất cả 6 Khóa Huấn Luyện Người Nhái và Ðơn Vị Trưởng cuối cùng của Người Nhái là Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp.

+ CÁC VỊ TƯỚNG LÃNH CỦA QLVNCH :

Từ ngày thành lập cho tới khi sụp đổ, QLVNCH có hơn 100 vị tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Nhiều tướng lãnh đã tử trận trước ngày 30-4-1975 như Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên, Trương Quang Ân, Lê Ðức Ðạt, Nguyễn Văn Hiếu. Ngày 30-4-1975, khi TT Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, các tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ .. đã lần lượt tự sát để bảo toàn danh dự quân đội và khí tiết của kẻ sĩ. Các tướng Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Văn Sang, Trần Văn Cẩm.. bi sa cơ giữa trận, còn Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, bị VC hành quyết tại Cần Thơ vào ngày 1-5-1975 vì không tuân lệnh đầu hàng.

Sau đó hơn phân nửa các tướng lãnh không bỏ chạy, đều bị bắt đi tù tại các trại giam khổ sai từ Nam ra Bắc, tận biên giới Viêt-Lào-Hoa. Chịu cảnh tù tội gần 17 năm, lâu nhất là các tướng Lê Minh Ðảo, Trần Quang Khôi, Dỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di.

Từ ngày thành lâp cho tới khi rã ngủ ngày 30-4-1975, QLVNCH có hơn 100 tướng lãnh. Nhiều vị đã anh dũng nằm xuống giữa chiến trường như Ðổ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên.. hoặc bỏ xác trong chốn lao tù cọng sản tận miền biên giới Hoa-Lào-Việt. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, đeo máy bay Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời.

Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuông mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác, , nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : ‘Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần ố Nhất tướng công thành vạn cốt khô nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành ‘.Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng Cọng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.

Ba mươi lăm năm qua hay mấy ngàn năm nữa, chắc chắn ngày nào dân tộc Việt còn tồn tại, thì ngày đó vĩnh viễn QLVNCH vẫn hiên ngang có mặt trong những trang quân sữ hào hùng của nưóc nhà.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng Tư Ðen 2010

MƯỜNG GIANG

Monday, June 1, 2009

ÐI TÌM NHÂN CHỨNG

NHỮNG CON SỐ LỊCH SỬ -
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng của “chế độ lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của thiên đường Sô viết ..
Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau :
- Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000 , còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ .
- Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112 ; bị tù cải tạo: 32 vị , 80 tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam .
- Ðại tá có 600, bị tù 366 .
- Trung tá có 2.500 , bị tù 1.700 .
- Thiếu tá có 6.500 , bị tù 5.500 .
- Cấp úy có 80.000 , bị tù 72.000 .Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền .
Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Ghi chú: Tất cả danh từ “cải tạo” thực sự đều là tù chính trị.



NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN -
Không kể thành phần bị bắt trước 1975 nhưng không được trao trả tù binh sau 1973, thì thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992 .
Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do.
Suốt 4 năm tiếp theo chỉ còn lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Ðức tại Hàm tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Ðại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người.. 4 Thiếu tướng : Lê Minh Ðảo, Ðỗ kế Giai, Trần Bá Di, Nguyễn Ngọc Sang, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Hoàng Lạc, Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.
Cấp Ðại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái
Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ còn mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng . Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon đến nhà các vị Tướng khác hết 1 vòng, Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả. Tù vừa tròn 17 năm.. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử .
Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “ Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng “ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh)
Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân cho biết, dường như chẳng thấy gì.

NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN -
1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tập trung “cải tạo”.
1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .
1982 : Tại Pháp, Phạm văn Ðồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ nhận hết tù cải tạo .
1982 : Ngoại trưỡng Mỹ điều trần tại Quốc hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính trị Việt Nam và gia đình .
1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam .Trong
đó có những đoạn hết sức đặc biệt :
1) Phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa được tự do.
2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm tân.
3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân.
4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.
1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau tại New York bàn về việc thả tù cải tạo.
1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Ðiển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà , tiếp theoHà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào
Nam và trả tự do từng đợt .
Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.
Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo đình chỉ việc thảo luận.
Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng thập tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù “cải tạo” .
Một chiến dịch gửi quà được phát động tại hải ngoại .
Tháng 4 năm 1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về Việt Nam thảo luận về đề tài xã hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt
Nam cùng đi. Ðại diện IRCC trách nhiệm tiểu ban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho Võ Ðại Tôn.
Phỏng vấn thu thanh Phan Nhật Nam vừa được tự do tại Saigon.
Tháng 6 năm 1989 :Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù “cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .
Tháng 7 năm 1989 :Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam ký thỏa ước nhận định cư tù “cải tạo”
Tháng 8 năm 1989 :Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia
đình chờ đợi tại San Jose .
Tháng 1năm 1990 : 15 gia đình H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San Francisco, có
4 gia đình về Bắc Cali . 11 gia đình chuyển tiếp đến các tiểu bang khác và Quận Cam Tháng 8 năm1993 : Ðại tá
Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đã trở về đợt sau cùng với 120 người . Ông đến San Jose và dự lễ thượng kỳ
ngày 8/8/1993 .
Sau đó các đợt HO bổ túc và chương trình đoàn tụ gia đình HO lần lượt tiếp diễn suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn còn gia đình thuộc diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ.


VietMuseum, San Jose

NHỮNG THIÊN ANH HÙNG CA -
Trước năm 75, miền Nam xây dựng hai nền cộng hòa đã tồn tại hết sức hào hùng qua hai chiến dịch tấn công của địch. Chúng ta đã đứng vững trong trận Mậu Thân 68 và vượt qua trận mùa hè 72.
Sau 1975 miền Nam thất thủ nhưng vẫn còn ghi thêm hai thiên anh hùng ca bất tử. Người chiến sĩ sống còn sau trận “cải tạo” và toàn dân miền Nam thành công với những chuyến đi của thuyền nhân tỵ nạn. Chúng tôi đã có bài viết về thuyền nhân và riêng bài này xin dành cho câu chuyện tù “cải tạo”. Lần lượt đã kể ra những con số lịch sử, những người tù không án, những ngày tháng không quên, những dữ kiện tuy khô khan cằn cỗi nhưng chính là máu xương của một đạo quân, của một thể chế dân chủ không còn nữa.
Từ những con số này chúng ta hãy đi tìm nhân chứng và thu hồi di sản dành cho trang sử gửi thế hệ tương lai.


ÐI TÌM NHÂN CHỨNG -
Trong số muôn vàn lãnh vực, xin đưa ra một vài thí dụ để chứng minh về câu chuyện tù “cải tạo.” Trong hơn 10 năm tù đày, người tù miền Nam đã sáng tạo biết bao di vật để dùng và để làm quà kỷ niệm gởi cho mẹ, cho vợ, cho con. Chúng tôi cần những di vật đó. Chúng tôi đã có, nhưng chưa đủ.
Thư từ là những liều thuốc thần diệu để người tù nhờ đó mà sống trong hy vọng. Chúng tôi cần giử lại những lá thư của tình yêu, bằng hữu và gia đình. Chúng tôi đã có, nhưng chưa đủ.
Chúng tôi thường nghe nói khi người cha đi tù, thì mẹ đi bán thuốc lá bên lề đường. Khi cha về phải đi đạp cyclo. Trong suốt 20 năm, chúng tôi đi tìm những tấm hình như thế nhưng không có. Cho đến năm 2008 mới tình cờ có được các hình ảnh quý giá. Nhưng vẫn còn đón chờ thêm các tài liệu tương tự.
Chúng tôi được biết có nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều đi tù cải tạo. Cả cha con đều bị tù và nhiều anh em một nhà cùng chung số phận. Chúng tồi còn cần thêm những sử liệu như thế.


CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI -
Vị tướng hải quân vùng một, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại có xuất bản một tác phẩm hồi ký. Ông lấy câu chuyện đứt phim 1975 để đặt tựa cho cuốn sách. Tình cờ chúng tôi có được tấm hình chụp hai chiến binh của sư đoàn 3 bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị bắt làm tù binh tại Quảng Trị khi Cộng quân tấn công 1972. Hình này nằm trong bộ sưu tầm độc đáo của một phóng viên Anh quốc.
Hai chiến binh Cộng Hòa bị địch quân giải về khu tập trung tù binh bên kia biên giới và một phóng viên của cộng sản Hà Nội đã chụp được tấm hình chân dung bất hủ xứng đáng gọi là “Can trường trong chiến bại”. Khuôn mặt người lính số 2 dựa vào người chiến binh số 1. , Anh số 1 có thể là sĩ quan.. Anh sỹ quan trẻ này bị thương ở tay còn băng bó, mặt còn mang dấu của các mảnh trái pháo, ánh mắt buồn bã nhưng vẫn đầy vẻ bất khuất.
Suốt đời tôi, chưa bao giờ nhìn thấy một gương mặt đầy ẩn dụ như vậy.
Bài viết sẽ đăng kèm tấm hình độc đáo này. Giờ này anh ở đâu?
Trên tài liệu DVD do IRCC, Dân Sinh và Viện Bảo Tàng San Jose sẽ phát hành ngày quân lực 2009, chúng tôi phổ biến rộng rãi để nhắn tin đến bốn phương trời ngõ hầu tìm cho được người lính chiến bại có nét mặt can trường của sư đoàn 3 bộ binh.


A wounded ARVN in pain beside another prisoner at fire base QuangTri
overrun by NVN, March 1972 - Another VietNam, Tim Page Collection.

THIẾU TÁ ÐỘC CƯỚC LÊ HỮU CƯƠNG -
Câu chuyện sau cùng xin nói về người tù cải tạo Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị Ðà Lạt, quận trưởng Củ Chi. Số là ngay từ đầu năm 1985 tình cờ chúng tôi gặp được một anh phóng viên Hoa Kỳ tặng cho video tape quay phóng sự Saigon từ 1984, trong đó có những đoạn hết sức đặc biệt. Câu chuyện một phi công cựu tù, mới được tự do có mở tiệm bán đồ nhậu tại Saigon. Ðối thoại bằng Anh ngữ.. Xin hãy tưởng tượng lúc đó là năm 1985, chúng tôi coi phim mà lòng dạ nôn nao. Xúc động dâng lên khóe mắt. Anh em cùng ngồi xem mà mặt mũi ai nấy hết sức căng thẳng. Cho đến nay chúng tôi vẫn không biết anh phi công này là ai.
Một đoạn khác, quay tại trại tù Z30D tại Hàm Tân. Trại tù khang trang sạch sẽ và rất ít người. Ai mà chẳng biết là cộng sản đã cho dọn dẹp và lùa tù đi làm, chỉ còn lại cả trại trống vắng.. Phóng viên quay phim và anh chàng làm phóng sự đi cùng một thông dịch viên.. Ban văn nghệ của trại được giới thiệu hát một bài. Khán giả duy nhất là anh phóng viên Mỹ. Nhạc trưởng là ca sĩ chính nét mặt hết sức đau khổ và cam chịu. Ông trả lời cấp bậc là thiếu tá, đã ở trại này nhiều năm. Dường như cũng từ Nam Hà chuyển về.

Một đoạn khác là cảnh tù “cải tạo” được vợ con lên thăm. Xin lưu ý đây là thời điểm của năm 1984 ở trại tù miền Nam và cảnh này được trình diễn cho báo Mỹ quay phim. Tuy nhiên nếu lưu ý vẫn nhìn ra được những nỗi đoạn trường.
Sau cùng, chúng tôi được xem đoạn phim đặc biệt. Một tù cải tạo cụt chân ngồi cầm cặp mắt kiếng. Mắt anh rất sáng và dáng ngồi bình thản.
Gần như bất chợt, anh phóng viên hỏi bằng anh ngữ và người tù trả lời trực tiếp cũng bằng anh ngữ. Anh cấp bậc gì? -Thiếu tá. Anh có đủ ăn không? -Có được ăn, nhưng biết thế nào là đủ. Người tù hỏi ngược lại? Phóng viên Mỹ nói: Có phải người công an này đứng đây nên anh không trả lời? (Ðến đây phóng viên ra hiệu yêu cầu quản giáo đi ra). Không đủ ăn phải không ? Not enough? Trả lời, -Yes, not enough. Anh có điều gì nhắn gởi với tổng thống Reagan không? -Tôi muốn được tự do. Tôi muốn rằng thế giới tự do cứu chúng tôi. Cho chúng tôi được tự do càng sớm càng tốt.
Máy quay phim chiếu xuống bàn tay cầm mắt kiếng. Rồi chiếu lên khuôn mặt người tù với ánh mắt ngời sáng như ánh thép trong ngục tù.
Chúng tôi bị ánh mắt này theo đuổi trong nhiều năm. Suốt 20 năm, từ 1985 đến 2005 đã có ý hỏi thăm về người thiếu tá cụt chân này là ai, còn sống hay đã chết.
Năm 2005 Asia quay video tại Hoa Thịnh Ðốn kỷ niệm 30 năm biệt xứ, chúng tôi có cơ hội giới thiệu dự án viện Bảo Tàng và đồng thời có chiếu đoạn phim này trong phần tài liệu.
Tiếc thay, dù đã có hàng chục ngàn khán giả nhưng vẫn không ai nhận ra người tù bất khuất
Mãi đến năm 2007 vừa qua, chúng tôi tìm được tin tức thì nhân chứng không còn nữa. Người đó là thiếu tá Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị, mới ra trường đã bị thương với cấp bậc trung úy. Anh bị cưa một chân nhưng tiếp tục tại ngũ. Tốt nghiệp chỉ huy tham mưu và học xong lớp quân chánh thì về làm quận trưởng Củ Chi. Ông là một trong số rất hiếm hoi các sỹ quan cấp tá, mất một chân mà vẫn còn làm chi khu trưởng tại vùng đất dữ nhất của miền Ðông Nam phần.
Sau 1975 ông đã bị tù, giải ra Bắc, rồi đưa về miền Nam và tình cờ gặp phóng viên Mỹ tại Hàm Tân. Thiếu tá Cương H0 đến Hoa Kỳ đúng ngày 4/7/1991 và cư ngụ tại Orange County. Trong suốt thời gian dài trên 10 năm sống tại miền Nam Cali, Lê Hữu Cương đã sinh hoạt với giới văn nghệ, báo chí, nhưng chính ông và anh em cũng chẳng ai được xem đoạn phim quay trong tù mà ông đóng vai chính.
Năm 2000, Lê Hữu Cương viết hồi ký về cuộc đời có kể lại đoạn được hỏi chuyện trong tù bởi phái đoàn Mỹ. Trong cuốn tự chuyện này, chúng tôi mới được đọc qua đã thấy được hai điều phải ghi lại, Lê Hữu Cương sinh trưởng tại Huế và đã gặp thảm kịch đau thương khi mẹ và ba em gái của ông bị cộng sản giết trong kỳ Mậu Thân.
Câu chuyện thứ hai cần phải ghi lại là tinh thần tương trợ hết sức hào hùng của các cựu sinh viên sỹ quan Ðà Lạt khóa 16 thể hiện trong tù đã giúp cho Lê Hữu Cương, dù chỉ có một chân đã sống còn.
Nhưng tiếc thay khi bộ phim Asia phổ biến năm 2005 thì sau đó chúng tôi cũng đã được tin Lê Hữu Cương đã qua đời tại Miền Nam California.
Nhân chứng của một trang sử H0 không còn nữa.


Major LeHuu Cuong 1970 SaiGon and 1984 Hàm Tân, VietNam - (Photo from Video)

Ðó là lý do chúng tôi viết bài này phổ biến trên báo, đọc bài này trên các chương trình phát thanh và ghi lại các hình ảnh có được trên DVD phát hành ngày quân lực tháng 6 năm 2009.
Xin hãy đọc báo, xin hãy xem hình, xin hãy nghe radio, xin hãy đón coi DVD để thấy rằng lịch sử đã được gom lại như thế nào? Phải được thu hồi như thế nào? Cần được tập trung như thế nào? Trước khi di sản mai một và nhân chứng không còn nữa.
Xin hãy liên lạc về IRCC, Inc. số 1445 Koll Circle, suite 110, San Jose, CA 95112.
Tel: 408-392 9923 để có được đoạn phim đối thoại hào hùng duy nhất trong tù của thiếu tá độc cước Lê Hữu Cương, người nhân chứng không còn nữa. Bộ DVD “Chân dung người lính VNCH” của viện Bảo tàng Việt Nam còn có hình ảnh người phi công ngồi hát bản tình ca trên hè phố Sài Gòn ngay từ 1984. Người vợ thăm chồng “cải tạo”, ông nhạc trưởng của ban văn nghệ Hàm Tân ca vang bản nhạc vui với bộ mặt sầu thảm như dao cắt trong lòng. Và sau cùng là hình ảnh người lính vô danh của sư đoàn 3 bộ binh tiêu biểu cho danh hiệu “Can trường trong chiến bại”.
Xin hãy cùng chúng tôi lên đường đi tìm nhân chứng cho thiên anh hùng ca của QLVNCH sau tháng tư 1975.

Giao Chỉ, San Jose.